Điểm tin Covid-19 ngày 19.04.2020

Những vấn đề hiện nay đang được bàn thảo sôi nổi tại Đức

Tại sao ở Đức chưa quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang?

Để có thể ban hành quyết định bắt buộc phải đeo khẩu trang cho tất cả mọi người dân khi đi làm, đi siêu thị và đi trên các phương tiện giao thông công cộng thì Chính phủ Đức dự tính cần phải đáp ứng được nhu cầu từ 8 đển 12 tỉ khẩu trang / năm.
Mục tiêu hiện nay là vào cuối mùa hè này Đức có thể sản xuất được hàng triệu khẩu trang y tế dùng 1 lần (OP-Masken). Bộ trưởng Bộ Kinh tế liên bang Peter Altmaier nhấn mạnh, CP không thể bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất cái gì và với số lượng bao nhiêu. “Chúng tôi sẽ thúc đẩy việc sản xuất công nghiệp thông qua hình thức hỗ trợ đầu tư và khẳng định đảm nhận tiêu thụ số lượng sản phẩm.”

Hiện tại, ở cấp độ liên bang chưa ban hành quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang, quyết định này là do thẩm quyền của từng bang. Đương nhiên CP liên bang kêu gọi tất cả mọi người từ ngày mai (thứ hai, 20.04.2020) đeo khẩu trang khi đi siêu thị và trên các phương tiện giao thông công cộng, nghĩa là tại những nơi khó hoặc không có điều kiện giữ khoảng cách 1,5 m.

Theo tin của FAZ, các hãng hàng không châu Âu đang đưa ra một đề xuất gồm 20 điểm, trong đó có quy định tất cả hành khách đi máy bay có nghĩa vụ phải đeo khẩu trang khi lên máy bay, trong suốt chặng bay và khi xuống máy bay.

Đức còn 13.000 giường chăm sóc đặc biệt trên toàn lãnh thổ liên bang.

Bộ Y tế CHLB Đức ban hành quy định tất cả các bệnh viện tại Đức có giường bệnh chăm sóc đặc biệt trong thời kỳ đại dịch corona phải đăng ký trực tuyến tổng số giường chăm sóc đặc biệt và số còn trống. Theo đó, ngày hôm nay, tổng số giường bệnh chăm sóc đặc biệt của Đức là 30.058, trong số đó có 17.393 giường có bệnh nhân và 12.665 giường còn trống.
Bộ trường Y tế Spahn cho biết: các bệnh viện của Đức hiện đang dần dấn trở lại nhịp độ họat động bình thường.

1/3 doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn của Đức có nguy cơ bị phá sản.

Theo thông báo của Hiệp hội ngành nghề nhà hàng – khách sạn, 1/3 doanh nghiệp trong lĩnh vực này có khả năng phải đăng ký phá sản.
Những doanh nghiệp này đỏi hỏi CP phải có biện pháp hỗ trợ đặc biệt, bao gồm cả việc giảm thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Scholz đã thông báo với giới báo chí rằng Chính phủ CHLB Đức kiểm soat được tình hình trong lĩnh vực ngành nghề này.

Mỹ đe dọa Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Trong cuộc họp báo sáng nay, Tổng thống Mỹ Trump đã tiếp tục quy tội cho Trung Quốc là virus corona có thể vô tình lọt ra ngoài từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc tại Vũ Hán, nơi đang nghiên cứu loài dơi. Đáng lý Trung Quốc có thể chặn ngay nạn dịch từ Vũ Hán trước khi nó bùng phát ra ngoài nhưng Trung Quốc đã không làm việc này. Trump đặt câu hỏi: Liệu việc này đã lọt ra khỏi tầm kiểm soát hay là cố tình? Nếu đây là việc làm cố tình thì Trung Quốc sẽ phải hoan toàn chịu trách nhiệm.

Phòng thí nghiệm ở Vũ Hán phản đối lời quy tội của Mỹ.

Viện trưởng Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, ông Yuan Zhiming khẳng định trong một cuộc phỏng vấn VTTH: Con virus này không bao giờ lọt ra ngoài từ phòng thí nghiệm của ông và ở viện ông cũng không có ai bị nhiễm Sars-CoV-2-Virus.

Đức và Pháp không thấy có bằng chứng

Trong khi cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề này đang ở trong giai đoạn gây cấn thì Chính phủ CHLB Đức hôm thứ sáu vừa rồi đã thông báo rằng chưa có nhận thức riêng về quá trình hình thành của virus. Người phát ngôn Chính phủ CHLB Đức chỉ nói rằng: “Coronavirus xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Trung Quốc đã phải chịu đựng nhiều vì coronavirus và đã tiến hành nhiều việc để chống lại sự bùng phát của virus.”

Pháp cũng không thấy có bằng chứng về việc coronavirus xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc tại Vũ Hán.

(Nguyễn Đức Thắng tổng hợp và dịch.)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *