Câu chuyện về Lễ Phục sinh

LỄ PHỤC SINH LÀ CHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA

Đây là ngày Lễ có ý nghĩa lớn lao, nhất là đối với bà con ta theo đạo Công giáo và Tin lành.

Hôm nay thứ 6 người Đức gọi là Karfreitag, là ngày mà theo lệnh Quan tòa Phi Lát, đứng đằng sau là sự phản Chúa của Sứ đồ Juda và nhóm người Do Thái, nên lính La Mã đã bắt Chúa Jesu mang lên đồi Gô gô tha để đóng đinh lên cây thập tự hành quyết.

Karfreitag là ngày tưởng nhớ về sự hy sinh đớn đau, mang Tình yêu lớn lao vô bờ bến mà Đức Chúa Trời ban tặng cho Loài người chúng ta.

Cựu ước cho ta biết đây là chương trình mà Đức Chúa Trời đã định đặt sẵn, để con một của mình là Jesu xuống trần gian thực hiện sứ mạng lịch sử là chết thay để chuộc tội lỗi cho loài người. Vì tôi lỗi của loài người là quá lớn “đỏ như hồng điều” mà không ai có thể đứng ra mà trả, mà gột rửa cho hết được.

Khi ta nâng cuốn Kinh Thánh trên tay, để đọc mới thấy chương trình cứu chuộc của Chúa Trời rất là kỳ diệu. Bố cục logig rất chặt chẽ, có mở bài, thân bài và kết luận đàng hoàng…

Chính vì thế mà đã làm nên pho Thiên sử Cựu ước và Tân ước nổi tiếng và quý giá cho Nhân loại. Chúa Trời đã hà hơi, tiếp sức và khải thị những trí tuệ siêu phàm vào ngòi bút cho các Thánh để viết lên thành Ngôi lời của Chúa. Và kể lại những chuyện đầy quyền năng của Chúa . Cho đến tận bây giờ không phải ngẫu nhiên mà những vị lên làm Tổng thống tại Mỹ, mỗi lần nhậm chức đều đặt bàn tay lên cuốn Kinh Thánh để tuyên thệ trước Quốc dân đồng bào.

Bằng con đường đầu thai vào người nữ đồng trinh Maria mà Jesu đã nghiễm nhiên trở thành một con người thực thụ như mỗi chúng ta, để từng bước Ngài phải thực thi các phương hướng mà Cha mình ở trên Trời thường xuyên dõi theo, vạch ra và chỉ hướng.

Tất nhiên có cả những lúc Chúa Cha giả vờ phó mặc để thử thách Jesu nữa. Đọc và nghiên cứu Kinh Thánh qua các câu chuyện ngụ ngôn trong Thánh kinh Tân ước thì chúng ta thấy nhiều điều hay và rất thú vị!

Khi Jesu chết các môn đệ của Ngài lấy xác xuống và mang đi chôn trong hang đá sang ngày thứ 7 để mộ Ngài được yên nghỉ. Người Đức gọi thứ 7 là ngày “Grabesruhe” . Rồi qua ngày Chủ nhật; Người Đức gọi là “Ostersonntag”. Sang ngày thứ 2 (Ostermontag) thì các Môn đệ của Ngài ra thăm viếng mộ, thì trong hang đá những tảng đá lớn mà họ lấp đậy đã rời xa và nhìn nơi Jesu nằm chỉ còn là vuông vải khâm niệm mà thôi. Họ đã hoảng hốt và ngỡ ngàng. Nghĩa là Chúa Jesu chết, thì sau 3 ngày sống trở lại như người bình thường!

Sau đó thì họ đã gặp Jesu, không thể tin được. Nhưng họ đã biết và mừng rỡ rằng Chúa đã sống lại. Bởi vậy ngày thứ 2 là ngày “Auferstehung” – Là ngày Chúa Jesu sông lại mới là ngày chúng ta tin yêu Chúa mà đáng liên hoan vui mừng. Chứ ngày thứ 6 là ngày tưởng nhớ nên buồn.

Còn trước ngày mà Chúa bị đóng đinh là ngày thứ 5, người Đức gọi là ngày “Gründonnerstag” là ngày mà Jesu ngồi quây quần với 12 Môn đệ của mình ăn bữa tối chan chứa tình yêu thương và đầy cảm động. Bởi Ngài biết đây là bữa cuối cùng (Abendmahl). Để ngày mai Ngài sẽ leo lên cây Thập tự, chết thay, chuộc tội cho loài người. Uống chén đắng trên tay Jesu ngẩng mặt lên bầu trời bao la xa thẳm-Nơi Chúa Cha trị vì nặng lòng cầu nguyện với sự quyết tâm mà đầy thương đau Ngài hứa sẽ nghe lời Đức Chúa cha.

Bởi vậy mà sự chết thay của Chúa Jesu (con một của Đức Chúa Cha) là thể hiện một Tình yêu lớn lao vô bờ bến đối với Nhân loại. Từ đó mà ai tin tưởng tuyệt đối và theo Ngài thì nghiễm nhiên sẽ được xóa tôi, được từ bỏ con người cũ đầy tội lỗi, để trở thành một con người mới sạch sẽ, trong sáng hoàn toàn. (Lễ tắm mình chìm hẳn cả người xuống nước để rửa tội hay dự Tiệc Thánh là một sự biểu hiện hay bày tỏ nằm trong dụng ý này)

Nhân ngày Lễ lớn lao, đầy ý nghĩa và chan chứa tình yêu của Chúa, xin cầu nguyện Ngài hãy rửa sạch tội lỗi cho ta và ban phước thật dồi dào cho tất cả chúng ta để Thế gian sớm qua được nạn đại dịch nguy hiểm này.

Vườn Xanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *