Sử dụng Apps trên Smartphone để chống lại nạn đại dịch Coronavirus!

Sử dụng Apps trên Smartphone để chống lại nạn đại dịch Coronavirus!

Nhiều nhà nghiên cứu và phát triển phần mềm đang trên đường tìm những phương tiện kĩ thuật số nhằm khống chế nạn đại dịch Coronavirus.

Chương trình “Hackathon” là một thí nghiệm của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức nhằm thu hút những sáng kiến trong thời kỳ khủng hoảng Corona. Tại trang Twitter #WirvsVirus, bắt đầu được mở từ tối thứ sáu vừa qua (20.03.2020), người ta đang loay hoay tìm những giải pháp hữu hiệu nhất về kĩ thuật số cho cuộc chiến chống lại nạn đại dịch trong số 43.000 đề xuất giải pháp.

(Giải thích khái niệm Hackathon: Hackathon là một thuật ngữ mới hình thành và được sử dụng trong khoảng thời gian mấy năm gần đây. Nó là kết hợp giữa hai từ “Hacking” và “Marathon”, trong đó khái niệm “Hacking” không nên hiểu theo nghĩa tiêu cực là “tin tặc” mà cần được hiểu theo nghĩa tích cực là “những giải pháp kỹ thuật theo phương thức bất thường”.)

Đông đảo những người tham dự chương trình này quan niệm rằng có thể sử dụng những dữ liệu về sự di chuyển và dữ liệu về sức khỏe để nhằm theo dõi và ngăn chặn sự lây lan của virút. Người ta gọi đó là “Tracking”.

Một trong những ứng dụng cho smartphone là “TraceTogether” do những nhà lập trình của Singapore phát triển trong thời kỳ nạn dịch Coronavirus bùng phát.
Với ứng dụng này, các cơ quan chức năng sở tại có thể nhanh chóng theo dõi sự di chuyển của những bệnh nhân bị nhiễm Coronavirus. Những dữ liệu này được ghi nhận trong cự ly 2 m và được lưu giữ trong khoảng thời gian ít nhất là 30 phút và được truyền tải thông qua kết nối bluetooth.

Đương nhiên vấn đề bảo vệ dữ liệu cũng là một yếu tố mà những người sử dụng Apps này cần phải cân nhắc.

Viện Robert-Koch cũng đã thông báo việc kết hợp với nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có Viện kỹ thuật thông tin Fraunhofer Heinrich-Hertz tại Berlin. Những chuyên gia trong lĩnh vực này đang nghiêm cứu để phát triển một Apps cho phép “ghi lại cự ly và thời gian tiếp xúc giữa người với người trong vòng 2 tuần vừa qua”. Qua đó người ta có thể dựng lại quá trình phát triển của các chuỗi lây nhiễm bệnh.

(Nguyễn Đức Thắng tổng kết và dịch.)(Nguồn:  https://www.facebook.com/caulacbo.thangmuoi?__tn__=%2CdlC-R-R&eid=ARCgIIcDlsUcacJKdX-GOnLvaH4PG2h6jsv_s-2caqPO5h616WXtI3aTKz0ezEsHgxZxHaqblwjZ7qnE&hc_ref=ARR15ylw1VmZwGCf6ObxzUr9ILS9W77QszMk05ZnQLIJTT9kqkZ_tj9rrY__H79l4k0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *