Bài phát biểu rất ấn tượng của Thị trưởng Berlin Michael Müller trong hạ viện về phân biệt chủng tộc và tư tưởng cực hữu.

Xin lược dịch một phần cho cộng đồng đoạn phát biểu của ông Müller qua mục điểm tin của báo “der Tagesspiegel” hôm 14.09.2018.

“Tại Hạ viện Đức hôm qua đã có một điều gì đó tỏa sáng. Những người lạc quan thì có thể đã nói đến một điều tuyệt vời, nhưng ở Berlin chúng ta không theo xu hướng phóng đại (phải chăng cũng có một chút hoang tưởng tự đại?-) Do đó, những lời đầu tiên tại „Mục điểm tin trong tuần“ sẽ là lời của Thị trưởng Berlin, hoặc đây, như lời giới thiệu của Chủ tịch Quốc hội Wieland: “Xin mời, ngài Müller!”(2)

“thưa ông chủ tịch quốc hội! Thưa quý vị! Tôi muốn nói điều gì đó về nơi này ở đầu bài phát biểu của tôi. Căn phòng này, nơi chúng ta đang tranh luận, là một nơi của những cuộc tranh luận chính trị sinh động. Ngôi nhà này, phòng này là trung tâm của nền dân chủ Berlin, và tôi tin rằng chúng ta, thành viên trong hội trường này cần phải nhận thức về trách nhiệm đặc biệt của chúng ta, phải thực sự làm bất cứ điều gì để bảo vệ nền dân chủ của chúng ta. Vì tại căn phòng này, lần họp cuối cùng của một quốc hội dân chủ Phổ đã diễn ra, trước khi quyền lực bị rơi vào tay và bị „tàn phá“ của Đức quốc xã. Rất nhiều nghị sỹ trong số này sau đó đã bị vào trại tập trung, bị hành hung, đe dọa. Tại nơi đây „Tòa án nhân dân-Volksgerichtshof“ đã họp trong hai năm biến động 1934-1935. Cũng chính căn phòng này, hội trường toàn thể của chúng ta nơi Hermann Göring biến trở thành một phòng khiêu vũ – với lý do là anh ta không còn có thể chịu đựng “ngôi nhà của những kẻ lắm chuyện” này nữa.

Tôi nghĩ với những lý do trên căn phòng này trở nên đặc biệt và nó khiến chúng ta cũng phải đặc biệt chú tâm vào những gì đang diễn ra. Không ai một ai được phép làm ngơ khi khẩu hiệu bài ngoại được dương lên, khi kiểu chào kiểu Hitler được phô diễn và khi các biểu tượng của Đức Quốc xã được dương cao. Nhưng để chống lại chúng ta có luật pháp và chúng ta sẽ thực thi luật pháp đến cùng. Chúng ta có một món nợ, đó là món nợ đối với những người bị hại dưới thời Quốc xã, món nợ với người Do Thái. ”

Tại thời điểm này, trong biên bản của Nghị viện có lời ghi chú dưới đây:
“Vỗ tay từ SPD, CDU, Linke, die Grünen và FDP.” Có nghĩa là tất cả, hầu hết tất cả, nếu nói chính xác – Vì trừ cánh của AFD, được dẫn dắt bởi một cựu sĩ quan, Georg Pazderski là không thể hiện được sự tán thưởng. Vì với họ thì Đức quốc xã cũng chỉ là một „vệt phân chim“ trong hàng ngàn năm lịch sử rực rỡ của nước Đức và không đáng nói đến.(1)

Chúng ta hãy nghe thêm một chút lời của ngài thị trưởng:
“Ông Pazderski! ông có thể nói những gì ông muốn ở đây, ông có thể phát biểu thật thiết tha, ôn hòa… tại nơi này, nhưng tôi đã chủ định phát biểu như trên, vì tôi biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra – không một ai trong cánh (AfD) của ông vỗ tay tán thưởng. Điều này đã làm cho tất cả thấy rõ ông và những người trong phe của ông nghĩ gì, thấy rất rõ.

Ai xa rời nguyên tắc Dân chủ, ai phát biểu mập mờ đôi ý, hành động không rõ ràng ở những nơi mà ranh giới rõ ràng là cần thiết, kẻ đó sẽ gặp phải sự phản đối quyết liệt, không chỉ từ „Giữa” (2) Nghị viện này.“

1 – „Vogelschiss“ “vết phân chim”lời của Alexander Gauland chủ tịch đảng AfD khi nói về Đức quốc xã. Để phản đối lại điều này thì Andrea Nahles chủ tịch đảng SPD đã phát biểu klar: „Die AfD bleibt der einzige Vogelschiss“)
2 – Michael Müller-Thị trưởng Berlin thuộc đảng dân chủ xã hội Đức SPD trong liên minh lớn „Groko“ với CDU là hai đảng luôn đặt vị trí chính trị của mình ở trung tâm và cho trung tâm của xã hội Đức. Cũng như không vô tình mà vị trí ngồi của họ trong nghị viện luôn ở chính giữa. Trong phe đó phe thân hữu(AfD), cực hữu ngồi bên phải, và cánh tả tất nhiên là ngồi bên trái. Và cũng vì lý do vị trí này nên khi công kích AfD chúng ta luôn thấy ông nghiêng người nhìn hẳn sang bên phải của mình.

 

Hier original:

“im Abgeordnetenhaus hat es gestern gefunkelt, externe Euphoriker würden von einer Sternstunde sprechen, aber in Berlin neigen wir ja nicht zu Übertreibungen (allenfalls zu ein bisschen Größenwahn). Die ersten Worte im letzten Checkpoint der Woche gehören deshalb dem Regierenden Bürgermeister von Berlin, oder, wie ihn Parlamentspräsident Wieland präsentierte: „Bitte schön, Herr Müller!“

„Herr Präsident! Meine Damen und Herren! Ich möchte zu Beginn meiner Rede etwas zu diesem Ort sagen. Dieser Saal hier, in dem wir debattieren, ist ein für uns selbstverständlicher Ort lebendiger politischer Debatten, des politischen Schlagabtauschs. Dieses Haus, dieser Plenarsaal, ist das Zentrum der Berliner Demokratie, und ich glaube, wir Abgeordneten sollten uns gerade in diesem Saal unserer besonderen Verantwortung bewusst sein, tatsächlich alles zu tun, um unsere Demokratie zu schützen, denn in diesem Saal tagte das letzte Mal ein demokratisches Parlament Preußens vor der Machtübernahme der Nazis, die dann wie in vielen anderen Parlamenten hier wüteten,
gewählte Abgeordnete einschüchterten. Wir wissen, viele landeten im Konzentrationslager, wurden verfolgt, wurden drangsaliert. In diesem Raum tagte zwei Jahre der Volksgerichtshof. Diesen Saal, unseren Plenarsaal, hat Hermann Göring zu einem Ballsaal gemacht – mit der
Begründung, dass er dieses „Haus der Schwätzer“ nicht mehr ertrage.

Ich glaube, diese Geschichte macht diesen Saal so besonders, und sie verpflichtet uns. Sie verpflichtet uns hinzugucken. Niemand darf mehr weggucken, wenn Parolen gegrölt werden, wenn der Hitlergruß gezeigt wird und wenn Nazi-Symbole gezeigt werden. Dagegen gibt es Gesetze, und wir müssen und werden sie durchsetzen. Wir sind es den Menschen schuldig, die unter Nazis gelitten haben. Wir sind es den Jüdinnen und Juden schuldig.“

An dieser Stelle vermerkt das Parlamentsprotokoll: „Beifall bei der SPD, der CDU, der Linken, den Grünen und der FDP.“

Also bei allen, bei fast allen, um genau zu sein – nur die Fraktion der AfD, angeführt von Ex-Offizier Georg Pazderski, fand das nicht der Zustimmung würdig. Die Nazizeit ist für die Partei ja auch nur ein Vogelschiss, nicht der Rede wert.

Hören wir noch ein bisschen dem Regierenden zu:

„Herr Pazderski! Sie können hier erzählen, was Sie wollen, und noch so freundlich auftreten und Appelle formulieren. Dass eben an dieser Stelle – und ich habe es bewusst so formuliert, weil ich wusste, was kommt – niemand aus Ihrer Fraktion geklatscht hat, das zeigt, wessen Geistes Kind Sie und Ihre Fraktion sind. Das zeigt es.

Nein, meine Damen und Herren, es geht nicht darum, politische Debatten zu unterdrücken, oder darum, dass die Regierung sich nicht der Opposition und der Kontrolle stellt. Alles Quatsch! Natürlich geht es darum, und jeder kann und soll sich in unserer Demokratie beteiligen und hingucken und kritisieren. Jeder kann frei wählen. Jeder kann sich für die eine oder andere Partei entscheiden. Man kann wütend sein auf die Parteien, und man kann sich gegen sie engagieren in anderen parlamentarischen Plattformen und Organisationen. Aber um Wut und Unverständnis auszudrücken, muss in unserem Land niemand mit Rechtsextremen und Rechtspopulisten mitlaufen – weder hier, noch in einer anderen Stadt.

Wer diesen Konsens der Demokraten verlässt, wer hier nicht eindeutig ist, sondern zweideutig redet und handelt, wo klare Abgrenzung vonnöten ist, der wird immer und überall – und ich glaube, nicht nur aus der Mitte dieses Parlaments – auf erbitterten Widerstand stoßen.“

Quelle: “Checkpoint der Woche – der Tagesspiegel.de 14.09.2018″

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *