Điểm tin ngày 19.05.2020
Điểm tin ngày 19:05.2020
Tin quốc tế:
1-Mỹ: Vaccine dựa trên RNA thử nghiệm thành công trên người đảm bảo độ an toàn, tốn ít thời gian cũng như chi phí sản xuất.
Kể từ đầu tháng 1, sau khi Trung Quốc công bố trình tự gene của nCoV, nhiều hãng dược lập tức tham gia vào cuộc đua điều chế loại vaccine. Những thử nghiệm mới, những cái bắt tay giữa các đối thủ trực tiếp, tất cả để tìm ra phương pháp an toàn và hiệu quả ngăn ngừa Covid-19.
Ngày 18/5, công ty công nghệ sinh học Moderna cho biết vaccine đầu tiên thử nghiệm có khả năng kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại nCoV, nồng độ bằng với người đã khỏi bệnh. Nếu kết quả khả quan, các chuyên gia kỳ vọng liều tiêm chủng đầu tiên sẽ có mặt vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021.
2- Khi đại dịch đến, nhiều người lo những nước nhỏ sẽ chịu thiệt hại nặng nhất. Ngược lại, chính các siêu cường thế giới phải điêu đứng trước Covid-19.
Gruzia , Việt Nam, Ghana, Costa Rica, Lebanon, New Zealand là những nước nhỏ đã rất thành công trong việc chống dịch Covid vừa qua.
Ba siêu cường Mỹ, Anh và Nga trở thành ba vùng dịch lớn và chết chóc nhất hành tinh. Những quốc gia lớn khác ban đầu cũng chật vật phản ứng với đại dịch. Trung Quốc co về phòng thủ trước mũi dùi chỉ trích vì thiếu minh bạch trong cuộc chiến chống Covid-19.
3-Trung Quốc phong tỏa thành phố Thư Lan bằng các biện pháp nghiêm ngặt từng được áp dụng ở Vũ Hán khi ca nhiễm Covid-19 tăng.
Chính quyền Trung Quốc hôm 18/5 phong tỏa toàn bộ thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, nơi sinh sống của 700.000 dân. Tất cả ngôi làng và khu phức hợp dân cư ở thành phố đều bị đóng cửa, chỉ một người trong mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài hai tiếng hai ngày một lần để mua nhu yếu phẩm.
Hãng tin Bloomberg ngày 18-5 đưa tin khoảng 108 triệu dân ở khu vực đông bắc Trung Quốc đang bị đặt trong các điều kiện phong tỏa một lần nữa khi các ổ dịch mới xuất hiện.
4-Trí tuệ nhân tạo đang trở thành trọng tâm đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, buộc nhiều nước phải đánh giá lại hạng mục đầu tư cho công nghệ.
“Chúng ta đang chứng kiến cuộc đua công nghệ trong bối cảnh quan hệ giữa hai siêu cường xấu đi. Họ có nền kinh tế tương đương và tận dụng chúng làm nền tảng triển khai quyền lực, sức ảnh hưởng khắp thế giới. Trí tuệ nhân tạo (AI) là trọng tâm trong cuộc đua công nghệ Mỹ – Trung”, John Sawers, Cựu giám đốc Cục Tình báo Mật (MI6) của Anh, nói trong hội thảo Tortoise Global AI Summit hồi tuần trước.
5-Số người Thụy Điển tử vong trong tháng 4 cao nhất 27 năm qua, khi nước này không áp phong tỏa nghiêm ngặt ngăn Covid-19.
Số liệu do Cơ quan Thống kê Thụy Điển công bố hôm 18/5 cho thấy nước này ghi nhận 10.458 người chết trong tháng 4, mức cao nhất kể từ tháng 12/1993, thời điểm có nhiều đợt bùng phát dịch cúm bất thường khiến 11.057 người chết.
6-Trump vừa công bố thư gửi Tổng giám đốc WHO Tedros, dọa cắt vĩnh viễn ngân sách nếu cơ quan này không “cải thiện đáng kể” trong 30 ngày tới.
“Chúng tôi không có thời gian để lãng phí”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong bức thư gửi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa được ông công bố trên Twitter. “Đó là lý do tôi với tư cách là Tổng thống Mỹ, thông báo cho ông rằng nếu WHO không cam kết cải thiện đáng kể trong 30 ngày tới, tôi sẽ lập tức đóng băng ngân sách của Mỹ cho WHO và xem xét lại tư cách thành viên của chúng tôi trong tổ chức”.
7-Mỹ: Người mắc Covid-19 có tế bào T sẽ hồi phục tốt hơn. Bệnh nhân từng nhiễm các loại virus corona khác cũng có cơ chế miễn dịch này.
Tiến sĩ về virus Angela Rasmussen, Đại học Columbia, cho biết đây là phát hiện rất khả quan. Mặc dù không khẳng định người từng mắc bệnh sẽ miễn dịch hoàn toàn trong tương lai, nghiên cứu chỉ ra họ đều có phản ứng tế bào T mạnh đối với nCoV.
Điều này có ý nghĩa dài hạn, đồng thời giúp các nhà khoa học chế tạo ra vaccine hiệu quả hơn.
8-Cùng với Covid-19, hashtag “#Coronarikon” (ly hôn vì corona) xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội ở Nhật Bản, để bày tỏ sự thất vọng về bạn đời.
Người Tokyo đã đi qua hơn một tháng “ở nhà cách ly”, nhưng đối với nhiều cặp vợ chồng, sự thất vọng đã lên đỉnh điểm. Một số bà vợ cho biết đó là một quãng thời gian căng thẳng. Cùng với nỗi sợ bệnh tật là việc mọi hoạt động bị hạn chế, không một ai biết giai đoạn này sẽ kéo dài trong bao lâu. Nhiều người mất việc làm, mất thu nhập, trong khi nhiều người có nỗi sợ hãi rằng điều đó sẽ xảy ra với họ.
9-Nhật Bản: Một công ty tại Tokyo cung cấp các phòng nghỉ đầy đủ nội thất để làm “nơi trú ẩn” cho những người muốn tạm thoát khỏi ngột ngạt gia đình.
Căn hộ được quảng cáo là để các cặp vợ chồng đang căng thẳng có khoảng thời gian xa cách nhau thay vì phải ở chung quá lâu khi thực hiện khuyến cáo ở nhà, rồi dẫn đến ly hôn.
10-Trung Quốc ngày 19-5 đã phản ứng lại việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tối hậu thư cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng Mỹ đang cố trốn trách nhiệm trong việc xử lý dịch bệnh COVID-19.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 19-5 tuyên bố lá thư do Tổng thống Trump gửi tới Tổng giám đốc WHO là “vu khống”.
“Lá thư do lãnh đạo Mỹ công bố đầy những cụm từ gợi ý, có thể, có khả năng và đang cố gắng đánh lạc hướng dư luận thông qua phương pháp tuyệt vời này. Mục tiêu là để bôi nhọ và nói xấu các nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch bệnh của Trung Quốc, đồng thời đùn đẩy trách nhiệm trong cách xử lý dịch bệnh yếu kém của nước này”, ông Triệu tuyên bố trong buổi họp báo thường kỳ.
Trung Quốc dự kiến phải đối mặt sức ép lớn tại hội nghị trực tuyến của Đại hội đồng y tế thế giới (WHA) diễn ra tuần này ở Geneva (Thụy Sĩ), khi ít nhất 122 quốc gia đã ủng hộ điều tra nguồn gốc dịch bệnh COVID-19.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 18-5 cho biết nước này ủng hộ “đánh giá toàn diện” về phản ứng toàn cầu trước dịch bệnh sau khi đã kiểm soát được dịch. Theo ông, cuộc điều tra nên chú trọng vào việc rút kết kinh nghiệm và cải thiện những thiếu sót.
Theo Hãng tin Reuters, trong cuộc họp báo trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói phần lớn các nước trên thế giới cho rằng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, do đó sẽ là quá sớm để ngay lập tức mở cuộc điều tra lúc này.
11-Các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã sử dụng 14 loại kháng thể có trong huyết tương những người khỏi bệnh để tạo ra một loại thuốc có thể sản xuất hàng loạt và tạo khả năng miễn dịch trong ngắn hạn.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Sunney Xie – giám đốc phòng nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh – cho biết loại thuốc nói trên đã được thử nghiệm thành công trên động vật và đang chờ thử nghiệm trên người.
“Chúng tôi đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng cho loại thuốc mới này”, ông Xie hé lộ và cho biết có thể thuốc sẽ được thử nghiệm ở Úc hoặc các quốc gia khác vì số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc hiện còn rất ít.
Tính đến ngày 19-5, Trung Quốc chỉ còn 85 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong tổng số gần 83.000 ca nhiễm.
12- Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud khẳng định Úc nghiêm túc về việc đưa tranh chấp thuế lúa mạch với Trung Quốc ra trước Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trước sự quan tâm của dư luận về căng thẳng ra giữa Úc và Trung Quốc liên quan đến vấn đề áp thuế hàng nông sản, Bộ trưởng Nông nghiệp Úc David Littleproud ngày 19-5 khẳng định chiến lược phản hồi lại Trung Quốc của Úc là bình tĩnh và có phương pháp, đáp trả rõ ràng từng lập luận của Trung Quốc
13- Nhiệm vụ của lực lượng tác chiến vũ trụ đầu tiên của Nhật Bản bao gồm giám sát các vệ tinh đáng ngờ, bảo vệ hệ thống vệ tinh của nước này trước các cuộc tấn công phá hoại từ vệ tinh kẻ thù và các mảnh vỡ không gian, tiểu hành tinh.
Lễ thành lập lực lượng tác chiến vũ trụ Nhật Bản đã diễn ra hôm qua 18-5 với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono. Tư lệnh lực lượng không gian Mỹ đã lập tức lên tiếng chúc mừng.
Động thái diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trình làng cờ của Lực lượng vũ trụ và tuyên bố Washington là người lãnh đạo trong không gian
14-Chính phủ Balan muốn mở cửa biên giới thông thương tử 15.06.2020
15- Truyền thông đưa tin là những người làm việc trong ngành y tế ở Đức dễ bị lây nhiễm nhất. Từ giữa tháng tư đến nay, trung bình mỗi ngày có 230 hoặc là bác sĩ, điều dưỡng viên hay các nhân viên làm việc trong ngành y tế bị lây nhiễm. Theo RKI thông báo thì cho đến nay có khoảng 20.000 người bị lây nhiễm, chiếm khoảng 11% tổng số những người bị lây nhiễm ở Đức.
16- Hàng trăm người Đức đi du lịch ở nước ngoài vẫn bị mắc kẹt, cho tới nay vẫn chưa có thể quay lại Đức.
17- Bộ trưởng ngoại giao Đức Heiko Maas hy vọng, người dân Đức có thể vẫn thực hđược các chuyến du lịch ra nước ngoài trong mùa hè năm nay.
18- Đức: Số ca nhiễm bệnh đã hơn 177.000, hơn 8000 người tử vong
R-Wert của Đức cho tới 5 giờ sáng hôm nay: 0,91
* Schleswig-Holstein, Hamburg và Mecklenburg-Vorpommern không còn ai bị nhiễm mới nữa. Ngàyhôm qua, Đức có thêm 513 nguòi bị nhiễm, nâng tổng số hiện nay lên 175.210 nguòi và thêm 72 ca tử vong, tổng cộng là 8.007, số người hồi phục là 155.700, như vậy là 1100 người nhiều hơn hôm qua. Thế là trong 10 ngày liên tục, số nguòi bị nhiễm dưới 1000.
* Rheinland Pfalz tăng mức thưởng từ 500 lên 1000 € cho những điều dưỡng viên làm việc ở các trại dưỡng lão. Tuần vừa qua, hạ viện và thượng viện của Đức đã quyết định tăng mức tiền thưởng một lần lên đến 1000, tùy theo chức vụ và giờ làm việc, cho những người làm việc tại các nhà dưỡng lão.
19- Vì thời tiết quá nóng, trên 40°C, chính phủ Israel cho học sinh bỏ khảu trang trong lớp để dễ thở hơn, chí ít là cho tới hết tuần này. Ở tất cả các nơi công cộng, người dân vẫn phải tuân thủ luật đeo khẩu trang.
20- Brazil hiện vẫn đang là nước có só nguòi nhiễm cao thứ ba trên thế giới. Cho đến ngày hôm qua, Brazil có 254.220 người bị nhiễm,16.800 người chết vì dịch cúm. Mỹ vẫn chiếm vị trí thứ nhất với sô người bị nhiễm là 1,5 triệu, tiếp theo là Nga với số người bị nhiễm là 290.000.
21- Đại dịch Corona đã làm cho khoảng 10 ngàn người phục vụ trong ngành hàng không, mất việc làm. Để hãng hàng không quay lại hoạt động bình thường thì cũng chưa có gì khả quan để cho thấy rằng những người đã mất việc lại có thể quay lại làm việc như xưa. Vào lúc 17.55 giờ ngày 24.05. 2020 các quý vị có thể xem phóng sự về ngành hàng không khủng hoảng như thế nào qua đại dịch Corona.
22-Hiệp hội Erotik ở Đức (UEGD) đã yêu cầu chính phủ của các liên bang Đức cho ra một kế hoạch cụ thể về việc dỡ bỏ các lệnh đóng cửa các trung tâm kinh doanh mại dâm trong đại dịch COVID-19. Yêu cầu việc dỡ bỏ các lệnh cấm hoạt động trên toàn quốc đối với các dịch vụ liên quan đến cơ thể như tiệm làm tóc, hình xăm, Piercing và các tiệp massage.
Các dịch vụ tương tự đòi hỏi sự gần gũi về cơ thể con người, liên quan đến những yêu cầu đặc biệt về khái niệm vệ sinh và khoảng cách làm việc, việc đóng cửa liên tục vi phạm nguyên tắc bình đẳng của bộ Luật cơ bản.
23-Mặc dầu đại dịch và khủng hoảng do Corona gây ra, nhưng thị trường nhà đất vẫn tăng nhẹ chứ không hề giảm. Chí ít là cho tới thời điểm này.
24-Đại dịch Corona thúc đẩy nhiều công ty phải đầu tư Soft und Hartware trong cách mạng Digital hóa toàn diện. Nếu không họ sẽ lạc hậu và không thể làm việc tiếp tục trong hoàn cảnh mới, yêu cầu Home office và truyền thông kỹ thuật số.
25-Tại hội nghị trực tuyến của Đại hội đồng y tế thế giới (WHA) diễn ra tuần này, 122 quốc gia tham dự đã ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về đại dịch COVID-19. Vậy đây là những quốc gia nào?
Theo trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dự thảo nghị quyết được ủng hộ bởi các quốc gia ở khắp 5 châu.
Tại châu Âu có các nước Belarus, Iceland, Monaco, Na Uy, Albania, Montenegro, Bắc Macedonia, Cộng hòa Moldova, Liên bang Nga, San Marino, Ukraine, Liên minh châu Âu với 27 quốc gia thành viên và Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Ở châu Mỹ là Canada, Cộng hòa Dominica, Mexico, El Salvador, Guatemala, Guyana, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru.
Châu Đại Dương có Úc và New Zealand.
Châu Á có các nước Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kazakhstan, Maldives, Jordan, Qatar, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và hai nước Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia.
Châu Phi có nhóm các quốc gia châu Phi với 54 quốc gia thành viên như Algeria, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Ethiopia, Libya, Ai Cập… cùng 2 quốc gia ngoài nhóm là Tunisia và Djibouti.
28- Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi ra sức chỉ trích chính quyền Tổng thống Donald Trump về kế hoạch cung cấp miễn phí 200 máy thở cho Nga. “Họ (chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump) cung cấp cho Nga số máy thở trị giá hơn 5 triệu USD. Nga hoàn toàn có đủ khả năng để chi trả cho số máy thở này. Bọn họ (chính quyền ông Trump) đang điều hành mọi thứ theo cách không thể chấp nhận được”, bà Pelosi nói trên kênh truyền hình CNN.
29- Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. Chính sách bàn thay thép của Bắc Kinh tại Hồng Kông làm dân Đài Loan khiếp đảm. Tháng Giêng năm nay, 57% cử tri hải đảo dồn phiếu cho nhà lãnh đạo bất khuất, một gáo nước lạnh cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Song song với đòn ngầm trả thù qua Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bắc Kinh lại dọa dùng vũ lực đánh Đài Loan. Theo giới phân tích, Trung Quốc chưa thể ra tay.
Tuyên thệ và các hải vụ bình thường trong eo biển Đài Loan
Một tuần trước khi tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, và trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, hải quân Mỹ cho khu trục hạm USS McCampell đi ngang eo biển Đài Loan, bất chấp thái độ giận dữ của Bắc Kinh. Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ sáu khu trục hạm Mỹ vào vùng và đối với USS McCampell thì đây là hải vụ thứ hai, mỗi khi chiến đấu cơ Hoa lục hù dọa hải đảo đồng minh.
30-Tây ban Nha vừa bỏ lệnh cấm các chuyến bay trực tiếp từ Ý đến Tây ban Nha.
31-Ngành đường sắt sẽ tăng cường đội quân làm vệ sinh trong các nhà ga và toa tầu.
32- Trong kì họp hàng năm, hôm nay WHO đã yêu cầu phải có những quy định và phân chia công bằng vacxin phòng dịch Corona khi được lưu hành rộng rãi, mắc dù trước đó Trump yêu cầu phải ưu tiên hàng đầu cho nước Mỹ.
33-Erdogan (Tổng thống của Türkei) thông báo là sẽ nghiêm cấm đi lại trong 4 ngày trên toàn quốc, trước khi kết thúc tháng Ramadan. Đến tháng 9, các trường học mới được mở lại. Lí do là mới đây trong vòng một ngày đã có 1160 ca bị nhiễm mới.
34-Bộ trưởng kinh tế nông nghiêp, bà Julia Klöckner phải tăng mức độ tiền phạt đối vơi các xí nghiệp chế biến thịt nếu như họ không đảm bảo được an toàn lao động và vệ sinh chỗ ở và chỗ làm việc cho các công nhân viên làm việc ở đó.
35-Sau hai tháng phải đóng cửa do đại dịch Corona, Thứ sáu tuần này tháp vô tuyến truyền hình ở Alexanderplatz sẽ lại được mở của từ 11:00 giờ nhưng mỗi lần chỉ 50 người được vào quán cà fê hoặc ngắm phong cảnh ở đỉnh tháp, những người này không được phép từ chỗ ngắm phong cảnh vào quán cà fê và ngược lại những người ở quán cà fê cũng không được xuống chỗ ngắm phong cảnh.
36-Tại các trại dưỡng lão ở Anh và Wales đã có gần 10.000 người chết do bị nhiễm Corona.
37-Áo, Tschechien và Slowakei đã nhất trí với nhau là giữa tháng sáu này sẽ thông thương biên giới.
38-Thủ tướng Merkel và các nguyên thủ của Ba lan, Tschechien, Hung và Slowakei đã thống nhất với nhau là sẽ từng bước nới lỏng việc hạn chế đi lại giữa các nước.
Tin trong nước:
39-Hà Nội: Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”) khai không chiếm “đất vàng” của Quân chủng Hải quân gây thiệt hại 525 tỷ đồng, trong khi người liên quan nói có việc này.
Sáng nay, tại Tòa án Quân sự Thủ đô, ông Hệ (cựu phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn – Bộ Quốc phòng) phủ nhận tất cả lời khai của cháu ruột Vũ Thị Hoan (cựu tổng giám đốc Công ty Yên Khánh) và ông Phạm Văn Diệt (cựu giám đốc điều hành Yên Khánh).
Trong gần nửa tiếng trả lời, ông Hệ khoảng chục lần nói “không biết gì, không liên quan gì với Công ty Yên Khánh”. Do đó, không có việc ông nhờ Hoan đứng tên thành lập công ty.
40- Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng xác nhận một công ty liên doanh thuê 20 ha đất trong 50 năm. Đây là vị trí đối diện sân bay quân sự Nước Mặn.
Bộ Quốc phòng vừa trả lời kiến nghị của cử tri TP Hải Phòng về tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh.
Theo đó, đến cuối năm 2019, 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22 tỉnh, thành (trong số 44 tỉnh, thành có biên giới của Việt Nam); khu vực biên giới đất liền 24 doanh nghiệp, khu vực biên giới biển 125 doanh nghiệp.
Tại Đà Nẵng, từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển của thành phố này có 134 lô, một thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc.
41- Ghi nhận khoản lỗ công bố lên đến 1.500 tỉ trong 3 tháng đầu năm 2020 nhưng Bamboo Airways vẫn thông tin về kế hoạch chi 2 tỉ USD để mua động cơ máy bay, thậm chí còn đưa ra mục tiêu khởi động đường bay Mỹ vào cuối 2021 hoặc đầu 2022.
Team Nachrichten Online VdV e.V