Toàn văn bài diễn văn của ông Frank-Walter Steinmeier -Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức

Theo thông lệ, Tổng thống CHLB Đức chỉ đọc diễn văn nhân dịp năm mới, nhưng trong cuộc khủng hoảng của nạn dịch coronavirus này, ngày hôm nay Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã gửi tới toàn dân một thông điệp quan trọng.

Xin chào toàn thể đồng bào yêu quý!

Chỉ còn ít giờ nữa lễ Phục sinh sẽ bắt đầu. Ngoài kia, thiên nhiên đang đâm chồi nảy lộc và chúng ta đang khao khát được ra ngoài tự do, khao khát được đến với nhau: đến với những người thân, gia đình và bạn bè.

Chúng ta vẫn quen làm như vậy và điều đó là ngẫu nhiên. Nhưng năm nay mọi điều đã đổi khác. Thật là đau lòng nếu không được đến thăm bố mẹ, nếu ông bà không được ôm những đứa cháu của mình vào lòng, ít nhất là vào dịp lễ Phục sinh. Và năm nay còn nhiều điều khác nữa, không có những đám đông tụ họp đầy màu sắc trong công viên, tại những quán cà phê bên hè phố. Nhiều người không thực hiện được những chuyến du lịch đã mong mỏi từ lâu. Chủ nhà hàng và khách sạn không có sự khởi sắc đầy nắng ấm khi bắt đầu vào mùa du lịch. Con chiên không được tụ tập cầu kinh cùng nhau. Và tất cả chúng ta đều khắc khoải chưa biết rằng rồi tình hình rồi sẽ biến chuyển ra sao?

Đúng vào dịp lễ Phục sinh, ngày lễ của sự vùng lên, ngày lễ mà tất cả những người theo đạo Thiên chúa trên khắp trên thế giới ăn mừng về việc sự sống đã chiến thắng cái chết thì chúng ta lại phải co mình lại, co mình để ngăn ngừa bệnh tật và cái chết chiến thắng sự sống.

Nhiều nghìn người đã thiệt mạng. Ở đất nước chúng ta, ở Bergamo, ở Elsass, ở Madrid và New York (và còn ở nhiều nơi khác trên thế giới) (câu này chỉ có trong bản đọc trực tiếp của Tổng thống trên vô tuyến truyền hình). Những hình ảnh đó rất gần gũi với chúng ta. Chúng ta thương tiếc những người đã chết trong cô đơn, chúng ta nghĩ tới những thân nhân của họ đã không được chia tay với người thân của mình trong giờ phút lâm chung. Và chúng ta cảm ơn những người làm việc trong ngành y tế đã không mệt mỏi để cứu giúp những sinh mạng.

Và: Dù cho cuộc khủng hoảng đảo lộn cuộc sống của chúng ta, chúng ta càng nghĩ tới những người đã phải chịu đựng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng – những người ốm đau hoặc cô đơn, những người đang lo lắng về việc làm của mình về doanh nghiệp của mình, những người hành nghề tự do, những nghệ sĩ giờ đây đã không còn những hợp đồng, những gia đình, những người bố, người mẹ một mình nuôi con đang ở trong những căn hộ chật hẹp không có ban công, không có vườn.

Nạn đại dịch đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, chúng ta có thể bị tổn thương. Có lẽ chúng ta đã tin tưởng quá lâu rằng chúng ta không thể bị tổn thương, tin rằng mọi điều chỉ có thể đi nhanh hơn, cao hơn và xa hơn mà thôi. Nhưng suy nghĩ đó là một sự nhầm lẫn. Nhưng không phải chỉ có như vậy, cuộc khủng hoảng này cũng chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng chúng ta mạnh mẽ như thế nào, chúng ta có thể tin tưởng vào điều gì!

Tôi vô cùng ấn tượng về kỳ tích của sức mạnh mà nước chúng ta đã đạt được trong những tuần vừa qua. Mặc dù mối đe dọa chưa được đẩy lùi. Nhưng giờ đây chúng ta cũng đã có thể nói được rằng mỗi người trong Quý vị đã thay đổi cuộc sống của mình một cách đáng kể. Mỗi người trong Quý vị qua đó đã góp phần cứu được sinh mạng và hàng ngày càng cứu được thêm nhiều sinh mạng nữa.

Có một điều rất tốt là nhà nước đã thực hiện những hành động mạnh mẽ trong một cuộc khủng hoảng mà từ trước tới nay chưa hề có kịch bản. Tôi kính mong Quý vị hãy tiếp tục tin tưởng bởi vì các nhà lãnh đạo ở cấp liên bang cũng như cấp bang đều biết rõ trách nhiệm vô cùng to lớn của mình. Nhưng tình hình sẽ biến đổi như thế nào, chúng ta có thể nới lỏng những hạn chế vào thời điểm nào và như thế nào thì điều đó không thể chỉ được quyết định bởi những người ban hành chính sách và giới chuyên môn. Mà tất cả chúng ta đều nắm vận mệnh này trong tay, bằng sự kiên nhẫn cũng như bằng tính kỷ luật của mình, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay việc này là điều khó khăn nhất.

Kỳ tích của sức mạnh mà chúng ta đã đạt được trong những ngày vừa qua không phải là do có một bàn tay sắt bắt buộc chúng ta làm như vậy mà do chúng ta là do chúng ta có một nền dân chủ sống động! Một nền dân chủ với những người dân có ý thức trách nhiệm, một nền dân chủ mà trong đó chúng ta tin tưởng lẫn nhau, lắng nghe những dữ kiện và lập luận và thể hiện lý trí của mình để làm những việc đúng đắn.

Một nền dân chủ mà trong đó mỗi một sinh mạng đều có giá trị và đều được coi trọng, từ những điều dưỡng viên đến bà Thủ tướng, từ Hội đồng chuyên gia khoa học cho tới những chỗ dựa hữu hình và vô hình của xã hội – tại những quầy thanh toán của các siêu thị, bên những chiếc vô lăng của các xe buýt hay xe tải, trong các lò bánh mì, trên các nông trại hay là những người vận chuyển rác thải. Nhiều người trong Quý vị đã trưởng thành và vượt lên khỏi chính bản thân mình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý vị về điều đó.

Và tất nhiên tôi cũng biết rằng tất cả chúng ta đang mong đợi cuộc sống bình thường trở lại. Nhưng thực ra điều đó có nghĩa là gì? Nhanh chóng trở lại với cuộc sống với những thói quen hằng ngày?

Không! Thế giới những ngày sau đó sẽ là một thế giới hoàn toàn khác. Nó sẽ như thế nào? Điều đó do chúng ta quyết định! Chúng ta hãy rút ra từ những kinh nghiệm, những kinh nghiệm tốt và cả những kinh nghiệm xấu mà chúng ta đã chứng kiến hằng ngày trong thời kỳ khủng hoảng này.

Tôi nghĩ rằng giờ đây chúng ta đang đứng giữa một ngã ba đường. Chính thời kỳ khủng hoảng đã mở ra hai hướng đi để chúng ta lựa chọn: Hoặc là mỗi người chỉ biết đến bản thân mình, chen vai huých cánh, đầu cơ tích trữ, chỉ lo cho chính bản thân mình hoặc là duy trì được tinh thần sáng tạo và sẵn sàng giúp đỡ mới được trỗi dậy? Liệu chúng ta còn giữ nguyên quan hệ với những người già mà chúng ta giúp họ đi chợ? Liệu chúng ta có tiếp tục dành cho những nhân viên tính tiền, những người chuyển bưu kiện sự đánh giá cao quý mà họ xứng đáng được hưởng?

Hơn thế nữa: sau cơn khủng hoảng này liệu chúng ta còn nhớ tới việc những công việc không thể thiếu được trong công tác điều dưỡng, cung ứng, trong các ngành nghề xã hội, trong các nhà trẻ ở trường học – là những công việc thực sự có giá trị đối với chúng ta? Liệu những người qua khỏi được cơn khủng hoảng này một cách dễ dàng hơn về mặt kinh tế có giúp đỡ cho những người đặc biệt gian nan để vực họ dậy hay không?

Và: Chúng ta trên thế giới này có cùng nhau tìm ra lối thoát không, hay là chúng ta lại quay trở lại trạng thái co cụm và ích kỷ. Chúng ta hãy chia sẻ mọi kiến thức, mọi công trình nghiên cứu để chúng ta có thể nhanh chóng có được chất tiêm phòng và điều trị và chúng ta cần liên kết toàn cầu với nhau để cho những nước nghèo nhất, những nước bị thương tổn nhiều nhất cũng có điều kiện tiếp cận. Không, nạn đại dịch này không phải là một cuộc chiến tranh. Không có quốc gia nào chống lại nhau, không có những người lính chống lại nhau. Nó là một sự thử thách đối với nhân tính của chúng ta. Nó thức tỉnh những điều tốt nhất và những điều xấu nhất trong con người của chúng ta. Chúng ta hãy chỉ cho nhau những điều tốt nhất trong bản thân mình!

Và chúng ta hãy chỉ ra điều đó tại châu Âu! Nước Đức không thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này một cách cường tráng và khỏe mạnh nếu láng giềng của chúng ta không cường tráng và khỏe mạnh. Lá cờ màu xanh treo ở đây không phải là vô cớ. 30 năm sau khi nước Đức thống nhất, 75 năm sau khi chiến tranh kết thúc, người Đức chúng ta không phải chỉ được kêu gọi về tình đoàn kết tại châu Âu mà chúng ta còn có nghĩa vụ đoàn kết. Tôi biết rằng đây là một từ vĩ đại. Nhưng phải chăng hiện tại mỗi người chúng ta đều thấm nhuần được một cách cụ thể và mang tính sống còn ý nghĩa của tình đoàn kết? Việc làm của tôi mang tính sống còn đối với những người khác.

Chúng ta hãy lưu giữ cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu này. Tình đoàn kết mà Quý vị giờ đây đang thể hiện hằng ngày là điều mà chúng ta càng cần hơn trong tương lai! Sau cuộc khủng hoảng, chúng ta sẽ trở thành một xã hội khác. Chúng ta không muốn trở thành một xã hội hãi hùng và đầy hoài nghi. Chúng ta có thể trở thành một xã hội có thêm nhiều niềm tin, thêm nhiều sự tôn trọng và đầy tự tin.

Như vậy có phải là hy vọng quá nhiều ngay cả trong dịp lễ Phục sinh hay không? Con virút không có quyền trả lời câu hỏi này. Bản thân chúng ta phải tự quyết định.

Trong thời gian tới nhiều việc sẽ không đơn giản. Chúng ta đòi hỏi ở bản thân chúng ta nhiều và cũng tin tưởng lẫn nhau nhiều. Chúng ta có thể và chúng ta sẽ trưởng thành trong tình hình này.

Xin chúc quý vị lễ Phục sinh vui vẻ, mọi điều tốt lành – Và chúng ta sẽ chú ý lẫn cho nhau!

(Dưới đây là nguyên bản tiếng Đức.)

Nguồn: https://www.tagesspiegel.de/…/wortlaut-der-st…/25734866.html

„Guten Abend, liebe Mitbürgerinnen und Mitbürger!

In wenigen Stunden beginnt das Osterfest. Draußen erblüht die Natur und wir sehnen uns hinaus ins Freie – und zueinander: zu lieben Menschen, Familie, Freunden.

So waren wir es gewohnt. So gehörte es dazu. Doch dieses Jahr ist alles anders. Es tut weh, auf den Besuch bei den Eltern zu verzichten. Großeltern zerreißt es das Herz, nicht wenigstens an Ostern die Enkel zu umarmen. Viel mehr noch ist anders in diesem Jahr. Kein buntes Gewimmel in Parks und Straßencafés. Für viele von Ihnen nicht die lang ersehnte Urlaubsreise. Für Gastwirte und Hoteliers kein sonniger Start in die Saison. Für die Gläubigen kein gemeinsames Gebet. Und für uns alle die bohrende Ungewissheit: Wie wird es weitergehen?

Ausgerechnet an Ostern, dem Fest der Auferstehung, wenn Christen weltweit den Sieg des Lebens über den Tod feiern, müssen wir uns einschränken, damit Krankheit und Tod nicht über das Leben siegen.
Viele tausend sind bereits gestorben. Bei uns im eigenen Land. Und in Bergamo, im Elsass, in Madrid und New York. Die Bilder gehen uns nah. Wir trauern um die, die einsam sterben. Wir denken an ihre Angehörigen, die nicht einmal gemeinsam Abschied nehmen können. Wir danken den unermüdlichen Lebensrettern im Gesundheitswesen.
Und: So sehr unser aller Leben auf dem Kopf steht, so denken wir an die, die die Krise besonders hart trifft – die krank oder einsam sind; die Sorgen haben um den Job, um die Firma; die Freiberufler, die Künstler, denen Aufträge wegbrechen; die Familien, die Alleinerziehenden in der engen Wohnung ohne Balkon und Garten.

Die Pandemie zeigt uns: Ja, wir sind verwundbar. Vielleicht haben wir zu lange geglaubt, dass wir unverwundbar sind, dass es immer nur schneller, höher, weiter geht. Das war ein Irrtum. Aber nicht nur das, die Krise zeigt uns auch, wie stark wir sind! Worauf wir bauen können!

Ich bin tief beeindruckt von dem Kraftakt, den unser Land in den vergangenen Wochen vollbracht hat. Noch ist die Gefahr nicht gebannt. Aber schon heute können wir sagen: Jeder von Ihnen hat sein Leben radikal geändert, jeder von Ihnen hat dadurch Menschenleben gerettet und rettet täglich mehr.

Es ist gut, dass der Staat jetzt kraftvoll handelt – in einer Krise, für die es kein Drehbuch gab. Ich bitte Sie alle auch weiterhin um Vertrauen, denn die Regierenden in Bund und Ländern wissen um ihre riesige Verantwortung.

Doch wie es jetzt weitergeht, wann und wie die Einschränkungen gelockert werden können, darüber entscheiden nicht allein Politiker und Experten. Sondern wir alle haben das in der Hand, durch unsere Geduld und Disziplin – gerade jetzt, wenn es uns am schwersten fällt.

Den Kraftakt, den wir in diesen Tagen leisten, den leisten wir doch nicht, weil eine eiserne Hand uns dazu zwingt. Sondern weil wir eine lebendige Demokratie sind! Eine Demokratie mit verantwortungsbewussten Bürgern, die einander zutrauen, auf Fakten und Argumente zu hören, Vernunft zu zeigen, das Richtige zu tun.

Eine Demokratie, in der jedes Leben zählt – und in der es auf jede und jeden ankommt: vom Krankenpfleger bis zur Bundeskanzlerin, vom Expertenrat der Wissenschaft bis zu den sichtbaren und den unsichtbaren Stützen der Gesellschaft – an den Supermarktkassen, am Lenkrad von Bus und Lkw, in der Backstube, auf dem Bauernhof oder bei der Müllabfuhr. So viele von Ihnen wachsen jetzt über sich selbst hinaus. Ich danke Ihnen dafür.

Und natürlich weiß ich: Wir alle sehnen uns nach Normalität. Aber was heißt das eigentlich? Nur möglichst schnell zurück in den alten Trott, zu alten Gewohnheiten?
Nein, die Welt danach wird eine andere sein. Wie sie wird? Das liegt an uns! Lernen wir doch aus den Erfahrungen, den guten wie den schlechten, die wir alle, jeden Tag, in dieser Krise machen.

Ich glaube: Wir stehen jetzt an einer Wegscheide. Schon in der Krise zeigen sich die beiden Richtungen, die wir nehmen können. Jeder für sich, Ellbogen raus, hamstern und die eigenen Schäfchen ins Trockene bringen? Oder bleibt das neu erwachte Engagement für den anderen und für die Gesellschaft, die geradezu explodierende Kreativität und Hilfsbereitschaft? Bleiben wir mit dem alten Nachbarn, dem wir beim Einkauf geholfen haben, in Kontakt? Schenken wir der Kassiererin, dem Paketboten auch weiterhin die Wertschätzung, die sie verdienen?

Mehr noch: Erinnern wir uns auch nach der Krise noch, was unverzichtbare Arbeit – in der Pflege, in der Versorgung, in sozialen Berufen, in Kitas und Schulen – uns wirklich wert sein muss? Helfen die, die es wirtschaftlich gut durch die Krise schaffen, denen wieder auf die Beine, die besonders hart gefallen sind?

Und: Suchen wir auf der Welt gemeinsam nach dem Ausweg oder fallen wir zurück in Abschottung und Alleingänge? Teilen wir doch alles Wissen, alle Forschung, damit wir schneller zu Impfstoff und Therapien gelangen, und sorgen wir in einer globalen Allianz dafür, dass auch die ärmsten Länder Zugang haben, die am verwundbarsten sind. Nein, diese Pandemie ist kein Krieg. Nationen stehen nicht gegen Nationen, Soldaten gegen Soldaten. Sondern sie ist eine Prüfung unserer Menschlichkeit. Sie ruft das Schlechteste und das Beste in den Menschen hervor. Zeigen wir einander doch das Beste in uns!

Und zeigen wir es bitte auch in Europa! Deutschland kann nicht stark und gesund aus der Krise kommen, wenn unsere Nachbarn nicht stark und gesund werden. Diese blaue Fahne steht hier nicht ohne Grund. 30 Jahre nach der Deutschen Einheit, 75 Jahre nach dem Ende des Krieges sind wir Deutsche zur Solidarität in Europa nicht nur aufgerufen – wir sind dazu verpflichtet!

Solidarität – ich weiß, das ist ein großes Wort. Aber erfährt nicht jeder und jede von uns derzeit ganz konkret, ganz existenziell, was Solidarität bedeutet? Mein Handeln ist für andere überlebenswichtig.

Bitte bewahren wir uns diese kostbare Erfahrung. Die Solidarität, die Sie jetzt jeden Tag beweisen, die brauchen wir in Zukunft umso mehr! Wir werden nach dieser Krise eine andere Gesellschaft sein. Wir wollen keine ängstliche, keine misstrauische Gesellschaft werden. Sondern wir können eine Gesellschaft sein mit mehr Vertrauen, mit mehr Rücksicht und mehr Zuversicht.

Ist das, selbst an Ostern, zu viel der guten Hoffnung? Über diese Frage hat das Virus keine Macht. Darüber entscheiden allein wir selbst.

Vieles wird in der kommenden Zeit nicht einfacher. Aber wir Deutsche machen es uns sonst ja auch nicht immer einfach. Wir verlangen uns selbst viel ab und trauen einander viel zu. Wir können und wir werden auch in dieser Lage wachsen.

Frohe Ostern, alles Gute – und geben wir acht aufeinander!“

(Người dịch: Nguyễn Đức Thắng)

Nguồn: https://www.tagesspiegel.de/…/wortlaut-der-st…/25734866.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *